• Trang chủ
  • Tin tức
  • Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong kiến trúc cổ điển ngày nay

Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong kiến trúc cổ điển ngày nay

Nhắc đến kiến trúc cổ điển và tân cổ điển, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến các hệ thống trụ cột bề thế hay còn gọi là thức cột. Các cột này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại với 3 loại cột cơ bản cột Doric, Ionic và Corinth. Vậy các thức cột Hy Lạp này là gì? Ứng dụng vào trong kiến trúc ngày nay như thế nào? Cùng Kiến Dương tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Thức cột là gì? Phân loại 3 thức cột Hy lạp cơ bản

Thức cột được hiểu là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột. Đây là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho mỗi công trình kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, đồng thời biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển.

Các thức cột không đơn giản là một chi tiết kiến trúc có vai trò quan trọng trong kết cấu công trình biệt thự tân cổ điển, cổ điển mà còn là bộ phận tạo nên sự bề thế, uy nghi và tính thẩm mĩ cho bản vẽ các mẫu biệt thự đẹp.

Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp là cột Doric, cột Lonic và cột Corinth. Sau đó một thời gian đến thời đế chế La Mã đã phát triển và sáng tạo thêm 2 thức cột nữa đó là cột Tuscan là loại đơn giản hơn cột Doric và cột Composte là cột tổng hợp có nhiều hoa văn hơn cột Corinth.

Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong kiến trúc cổ điển ngày nay

Thức cột doric

Doric được xem là thức cột đầu tiên được tạo ra vào khoảng thế kỉ 7 trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ 5. Thức cột này được sử dụng nhiều trong hệ thống thức cột cổ điển và dùng ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena, Hy Lạp.

Thức cột Doric do người Dorian sáng tạo ra, sau đó phát triển mạnh ở Peloponnesus, miền nam của Ý và Sicilia. Doric có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital).

Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong kiến trúc cổ điển ngày nay

Vẻ đẹp thức cột Doric thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.

Thức cột ionic

Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí. Nguồn gốc cột Ionic là ở Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9.

Ngoài ra, Ionic có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute).

Thức cột Lonic ra đời từ thế kỷ VI trước CN, bắt nguồn từ một vùng duyên hải miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Lonia, nơi có nhiều khu định cư Hi Lạp cổ đại.

Cột Corinth

Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột Corinth có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.

Cái tên cột Corinthian có từ tên của một thành phố ở Hi Lạp là Corinth, mặc dù lần đầu được xuất hiện và sử dụng rộng rĩa là ở Athens.

Mặc dù có nguồn gốc từ Hi Lạp, cột Corinthian thực sự hiếm khi được sử dụng tại Hi Lạp, nó được đưa vào các kiến trúc của La Mã, như đền Mars Ultor trong hệ thống án tòa Augustus, ở Maison Careé Gaul phía Nam, ở đền bậc đài vòng ở Vienne.

Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong kiến trúc cổ điển ngày nay

Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong thiết kế kiến trúc như thế nào?

Sử dụng thức cột Doric cho các công trình tân cổ điển

Từ khi kiến trúc Châu Âu xâm nhập vào nền kiến trúc Việt Nam thì đã tạo nên một sư ảnh hưởng vô cùng lớn về sau này với sự ra đời hàng loạt của các công trình công cộng, công trình dân dụng được thiết kế và xây dựng theo phong cách kiến trúc tân cổ điển và cổ điển. Một trong những chi tiết kiến trúc được thể hiện thành công nhất trong các công trình đó là chi tiết cột cổ điển với sự khắc họa ngày càng khéo léo và linh hoạt.

Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong kiến trúc cổ điển ngày nay

Ra đời sau kiến trúc cổ điển, kiến trúc tân cổ điển kết hợp chặt chẽ giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại, lược bỏ những chi tiết trang trí rườm rà phức tạp của cổ điển nhưng vẫn đảm bảo sự mềm mại duyên dáng không nhàm chán, cứng nhắc như kiến trúc hiện đại. Vì thế sự lựa chọn thức cột cổ điển Doric Hi Lạp cho các công trình biệt thự tân cổ điển là phù hợp nhất, vừa đơn giản gọn gàng vừa uyển chuyển, khỏe khoắn.

Sử dụng thức cột Corinth cho các công trình biệt thự cổ điển

Khác với sự đơn giản, bình dị trong kiến trúc tân cổ điển, những chi tiết trong kiến trúc cổ điển luôn tỉ mỉ và công phu đòi hỏi sự phức tạp trong đó, vì vậy, lựa chọn thức cột Corinth cho các công trình cổ điển mới phù hợp và tương xứng với đặc điểm kiến trúc.

Ứng dụng thức cột Hy Lạp trong kiến trúc cổ điển ngày nay

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về các cột Hy Lạp cơ bản thường được sử dụng trong kiến trúc cổ điển và tân cổ điển mà Kiến Dương muốn giới thiệu đến bạn.

Các kiến trúc sư tại Kiến Dương có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà ở với kiến thức chuyên môn và gu thẩm mỹ nghệ thuật cao cam kết sẽ sáng tạo hết mình mang lại không gian sống lý tưởng nhất cho bạn và gia đình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết:

Email: kienduong.jscvn@gmail.com

Hotline: 0981.004.369

Fanpage: Kiến trúc Kiến Dương

5/5 (1 Review)

Phần mềm dự toán công trình và báo giá thiế kế nhà trọn gói

Xem hướng nhà

Năm sinh gia chủ

Hướng nhà

Xem tuổi xây dựng

Năm sinh gia chủ

Năm xây dựng

Đối tác

ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ 5 CÔNG TY THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

Hotline: 0981.004.369
Kiến trúc Kiến Dương