• Trang chủ
  • Tin tức
  • Nhà nghiêng là gì? Nguyên nhân và giải pháp xử lý lún nghiêng

Nhà nghiêng là gì? Nguyên nhân và giải pháp xử lý lún nghiêng

Bạn nghĩ thế nào khi nhìn thấy môt căn nhà vừa bị lún, vừa bị nghiêng. Thật ra những lúc đó, chúng ta sẽ thốt lên rằng tại sao nhà này bị lún nghiêng. Nguyên nhân do đâu mà những ngôi nhà bị nghiêng và xấu đến vậy? Cách xử lý lún nghiêng như thế nào cho đúng chuẩn trong xây dựng. Cùng Kiến Dương giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nhà nghiêng, nhà lún là gì?

Để tìm hiểu rõ thêm thông tin nhà nghiêng thì bạn phải nắm bắt được “nhà lún là gì” bởi chúng có quan hệ mất thiết với nhau.

– “Lún” là phần đất nền chuyển từ vị trí thẳng đứng từ trên xuống dưới kéo theo cả móng và cả công trình. Độ lún thường đo bằng minimet để tránh sai số tối thiểu. Có thể hiểu nôm na về độ lún là do tác dụng trọng lượng của cả căn nhà né xuống phần đất nền.

– Nhà bị nghiêng là hiện tượng nhà bị đổi phương hướng bị lệch do lún, dẫn tới ngôi nhà từ chuyển vị thẳng đứng không đều trở thành _chuyển vị ngang.

Hiện nay, các công trình tại Việt Nam hay trên toàn thế giới đều bị lún, miễn là trong giới hạn cho phép là an toàn. Nhưng nếu nhà bị nghiêng thì rất nguy hiểm, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và người già phải thực sự để ý. Do đó, chúng ta cần có biệt pháp xử lý lún nghiêng nhanh chóng và phù hợp.

Nhà nghiêng là gì? Nguyên nhân và giải pháp xử lý lún nghiêng

* Độ nghiêng nhà ở được cho phép;

Theo các quy định về xây dựng nhà ở của Việt Nam thì giới hạn độ lún từ 8cm – 30cm là nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng tùy từng loại hình công trình sẽ có mức tương ứng, với nhà dân dụng thường là 8cm, còn nhà công nghiệp là 20cm.

Trường hợp, nhà vượt mức nghiêng giới hạn trên đồng thời xuất hiện các vết nứt nhà, nứt tường, cột, trần,… thì được coi là rất nguy hiểm, cần di dời để xử lý nền móng, gia cố móng nhà, chống nghiêng và có cách xử lý hiệu quả.

* Những địa điểm, công trình thường xuất hiện lún nghiêng:

– Khu vực có đất nền yếu, địa hình thấp, cấu tạo địa chất không ổn định,…

– Công trình nhà phố có mặt tiền hẹp, công trình biệt thự 3 tầng trở lên. Trong đó, móng lại có diện tích nhỏ, công trình thì xây dựng cao, tải trọng lớn => Dễ bị nghiêng lún nếu không được tính toán và đo đạc tỉ mỉ. Ngoài ra, nhà phố thường có các xe tải trọng lớn đi qua, gây rung lắc mạnh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến kết cấu móng ưnhà.

Cách tính độ nghiêng của nhà ở

Khi nhà ở bị lún thì đồng nghĩa với đó là công trình bị nghiêng. Có rất nhiều phương pháp để xác định được độ nghiêng ngôi nhà:

– Phương pháp chiếu đứng

– Phương pháp thả dọi

– Phương pháp đo góc

– Phương pháp tọa độ

Các phương pháp này mang tính chuyên môn cao, chính vì vậy chúng ta không cần thiết tìm hiểu chi tiết (Nếu cần tham khảo thêm tại tại TCVN 9400_2012).

Nguyên nhân và cách xử lý lún nghiêng cho ngôi nhà

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhà bị nghiêng, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể là:

Nhà nghiêng do công trình liền kề

Nhà nghiêng là gì? Nguyên nhân và giải pháp xử lý lún nghiêng

– Nhà bên cạnh đang thi công tác động đến phần móng của nhà hiện hữu thì cách xử lý lún nghiêng sẽ là cần thông nhất và chống đỡ ngay cho công trình hiện hữu để tránh xảy ra những tai nạn không đáng có.

– Nhà bên cạnh đã hoàn thiện và đang sử dụng: Đây là một trong những nguyên nhân khách quan, khi các ngôi nhà nơi phố phường chật hẹp mọc san sát nhau. Một nhà đã bị nghiêng là sẽ ảnh hướng tới những nhà tiếp theo.

Cách xử lý: 

+ Sử dụng móng cọc nhồi lỗ tạo kiểu xoay hoặc tường neo đất.

+ Cần chống vách nhà bằng cừ thép, hoặc cừ bê tông ứng lực trước đối với trường hợp thi công sát công trình có trọng tải lớn, đào móng sâu hơn nhà bên cạnh.

Nhà bị nghiêng do gia chủ cải tạo nâng tầng

– Căn biệt thự đã bị yếu, xuống cấp, độ ổn định không như trước nhưng gia chủ lại muốn cải tạo, thêm tầng cho căn nhà.

Cách xử lý lún nghiêng: Lập tức dừng lại nếu công trình đang thi công. Trường hợp thi công xong thì dọn đồ đạc xuống tầng dưới, sau đó sử dụng ác biện pháp kỹ thuật lấy lại độ nghiêng ban đầu.

Do xử lý móng không phù hợp với đất nền yếu

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng nhà bị nghiêng này.

– Theo các nghiên cứu từ chuyên gia hàng đầu thì hầu hết những khu vực có nhà bị nghiêng đều do xây dựng trên vùng có địa hình thấp, đất nền yếu, cấu tạo địa chất không ổn định.

– Cùng với đó, tình trạng xây dựng bỏ bớt nguyên vật liệu, làm theo kinh nghiệm của nhà thầu cũng ảnh hưởng đến kết cấu móng. Vì vậy, chủ đầu tư cần thường xuyên giám sát trong thi công xây dựng đặc biệt giai đoạn đổ móng, trần, sàn.

Cách chống lún nghiêng nhà: Nếu công trình đang thi công có hiện tượng nghiêng, chủ đầu tư cần ngay lập tức chống lún. Sau đó tìm nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất. Nếu không xử lý ngay, căn nhà sẽ có nguy cơ bị sập đổ hoặc sau này muốn sửa chữa, căn chỉnh nhà thẳng lại tốn chi phí cực lớn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên còn một số tác động khác từ bên ngoài như: lún do tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng, sập hang động ngầm, hạ mực nước ngầm,…

Nên làm gì khi nhà bị nghiêng, lún?

Nhà nghiêng là gì? Nguyên nhân và giải pháp xử lý lún nghiêng

Khi nhà bị nghiêng và lún thì trước khi sửa chữa, gia chủ cần tìm Sở Xây Dựng đến nhà để thẩm định. Sau đó, họ tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để bạn lựa chọn.

Trường hợp nếu bạn muốn tự thuê một công ty tư vấn và sửa chữa cũng phải qua kiểm định của Sở Xây dựng. Công ty cải tạo nhà sẽ dùng mắt thường quan sát và dùng máy móc kĩ thuật để đánh giá chính xác hiện trạng căn nhà, sau đó đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và khách quan, gia chủ cần tìm hiểu kỹ lưỡng đơn vị sửa chữa nhà uy tín, chất lượng để đảm bảo chất lượng công trình.

Trong trường hợp cần phải khắc phục, cần phải dùng các thiết bị chuyên dụng để chỉnh lại độ nghiêng của tòa nhà đồng thời phải gia cố móng lại toàn bộ. Chi phí cho công tác này chiếm khoảng 10-30% chi phí đập bỏ và xây mới công trình.

Cách phòng chống nhà nghiêng trước khi xây

+ Trường hợp nền đất tốt, khả năng chịu lực cao, ít biến dạng, các sự cố nếu có, chủ yếu chỉ gây ra hiện tượng lún, nứt cục bộ mà rất ít khi xảy ra hiện tượng nhà nghiêng.

+ Đối với trường hợp đất nền yếu thì cần phải sử dụng các biện pháp móng cọc bê tông cốt thép, móng bè (nếu có điều kiện), rất ít khi đưa ra giải pháp móng nông (như móng băng, móng đơn) do khả năng chịu lực kém của nền đất, đặc biệt việc kiểm soát độ lún lệch dưới các đáy móng này là hầu như không thể.

Tóm lại, trước khi xây nhà, gia chủ cần lựa chọn loại móng phù hợp, khảo sát địa chất cẩn thận kỹ lưỡng. Xây dựng móng cọc thật vững chắc, tránh dùng móng băng hay đơn ở nơi đất yếu nhằm giảm bớt hậu quả không đáng có về sau.

Các kiến trúc sư tại Kiến Dương có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà ở với kiến thức chuyên môn và gu thẩm mỹ nghệ thuật cao cam kết sẽ sáng tạo hết mình mang lại không gian sống lý tưởng nhất cho bạn và gia đình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết:

Email: kienduong.jscvn@gmail.com

Hotline: 0981.004.369

Fanpage: Kiến trúc Kiến Dương

5/5 (1 Review)

Phần mềm dự toán công trình và báo giá thiế kế nhà trọn gói

Xem hướng nhà

Năm sinh gia chủ

Hướng nhà

Xem tuổi xây dựng

Năm sinh gia chủ

Năm xây dựng

Đối tác

ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ 5 CÔNG TY THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

Hotline: 0981.004.369
Kiến trúc Kiến Dương