• Trang chủ
  • Tin tức
  • Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Ngày nay, kiến trúc nhà mái thái được kiến trúc sư sáng tạo với nhiều hình khối, kiểu dáng, phong cách đa dạng để phù hợp với nhịp sống mới của con người hiện đại. Trong bài viết dưới đây, Kiến Dương sẽ chia sẻ những thông tin chính xác, đầy đủ nhất về nhà mái thái: khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng, ưu nhược điểm và những mẫu nhà nổi bật trên thị trường.

Kiến trúc nhà mái thái là gì? Nguồn gốc xuất hiện

Khái niệm về kiến trúc mái thái

Mái thái là gì?

Mái thái có kiểu dáng giống mái tôn, là loại ngói tráng men có nguồn gốc từ đất nước Thái Lan. Ưu điểm của mái ngói này là độ bền cao, có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt, cùng với đó là màu sắc và mẫu mã đa dạng với nhiều kích thước khác nhau. Tại Việt Nam, ngói thái đang trở thành vật liệu xây dựng phổ biến trong thiết kế nhà ở, biệt thự bởi nó vừa đem lại vẻ đẹp ấn tượng, vừa có nhiều ưu điểm về kỹ thuật và công năng.

Kiến trúc mái thái là gì?

Theo cách hiểu dân gian đơn giản nhất, kiến trúc mái thái là những công trình nhà ở thấp tầng sử dụng kết cấu mái thái để lợp lên phần mái của ngôi nhà. Các ngói được xếp chồng lên nhau theo một tỷ lệ nhất định để có thể tạo ra được độ dốc phù hợp.

Những mẫu biệt thự đẹp áp dụng thành tựu của kiến trúc mái thái đa số là những mẫu nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng hay những mẫu nhà có 1 tầng trệt hoặc tầng lửng. Mái thái không chỉ phù hợp với những công trình ở nông thôn, ngoại thành mà ngay cả trong các khu nhà phố tại khu đô thị các mẫu biệt thự từ 1 tầng, 2 tầng đến 3 tầng cũng đều sử dụng lối kiến trúc mái thái để áp dụng cho ngôi nhà của mình.

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

“Tinh tế – Thanh lịch – Thoáng mát” là những từ miêu tả chính xác nhất về kiểu kiến trúc nhà mái thái đẹp – loại hình nhà ở đang “làm mưa làm gió” trên thị trường kiến trúc những năm trở lại đây. Không gian thông thoáng, gần gũi với thiên nhiên sân vườn chính là một trong những điểm cộng cực lớn khiến cho những ngôi nhà biệt thự được thiết kế với kiến trúc mái thái luôn được ưa chuộng trên khắp mọi miền đất nước.

Tại Việt Nam, kiến trúc nhà mái thái xuất hiện như thế nào?

Có cái tên nhà kiểu thái hay biệt thự mái thái là bởi những mẫu nhà mái thái hiện tại chịu ảnh hưởng kiểu nhà của Thái Lan, đồng thời nguyên liệu chất liệu mái thái cũng đều có nguồn gốc xuất hiện và mang từ Thái Lan về Việt Nam.

Mẫu nhà kiểu Thái bắt nguồn từ Thái Lan, bởi đây là quốc gia chịu ảnh hưởng từ nền kiến trúc tân cổ phương tây trước nước ta. Và thêm một điều nữa là nền kiến trúc cổ điển Thái Lan khá tinh tế với những đường nét và cách trang trí các họa tiết, chính vì vậy nơi đây đã tạo nên một kiến trúc kiểu thái hiện đại khá đặc biệt không lẫn lộn với bất cứ loại kiến trúc nào cả.

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Với vị trị địa lý là quốc gia gần kề với nước ta, chịu ảnh hưởng văn hóa qua lại nên xu hướng nhà kiểu thái đã dần chuyển sang và được xây dựng chính trên các thiết kế nhà ở nước ta từ giai đoạn những năm 2005. Thay vì những kiểu nhà ống nở rộ những năm 2000 ở khắp các quận huyện, làng xã thì từ những năm 2005 trở về đây, người ta nhàm chán với những đường nét của căn nhà ống hơi khô cứng và thẩm mỹ không quá cao chuyển sang những mẫu nhà kiểu thái vừa tiện dụng, vừa hiện đại.

Được du nhập về Việt Nam, trải qua bàn tay của các kiến trúc sư không giữ nguyên kiểu nhà thái truyền thống như nước bạn mà là sự biến đổi trong cấu trúc và khuôn mẫu đường nét khá nhiều. Một đặc trưng khi ta nhắc tới nhà kiểu thái ở nước ta chính là mái nhà, mái Thái mà hầu như đã số những ngôi nhà Việt mới được xây dựng lại đều sử dụng chúng.

Khám phá nét đặc trưng trong kiến trúc mái thái

Công năng sử dụng hợp lý

Do phần mái nhà được thiết kế có độ dốc do khá cao nên khi mưa, nước sẽ nhanh chóng trút xuống dưới mà không bị ứ đọng lại. Nhờ đó, căn nhà bạn sẽ tránh cao khả năng nước thấm vào tường khiến ẩm mốc. Mái thái còn có công năng tản nhiệt giúp chống lại sức nóng kinh khủng của những ngày hè. Với ưu thế về công năng như vậy, kiểu nhà mái thái này rất thích hợp xây dựng tại các nước nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam.

Tình phù hợp ở mọi vùng miền, đất nền

Tại sao nhiều người lại nói mẫu nhà mái thái rất được ưa chuộng tại nước ta? Câu trả lời đó là dù thành phố, đô thị hay làng quê, bạn đều dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của chúng. Với nông thôn thì thường sẽ là những căn nhà cấp 4, diện tích rộng kết hợp sân vườn với chi phí không cao, phù hơp với thu nhập của người dân. Còn ở khu đô thị sầm uất, quỹ đất hạn chế, thiết kế mái thái sẽ biến thành những ngôi biệt thự 3 tầng, 2 tầng. Thiết kế kiểu này vừa sang trọng mà không tốn quá nhiều diện tích đất sử dụng cho gia chủ.

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Kỹ thuật xây dựng cao

Do đặc trưng của kiến trúc mái thái cho nên yêu cầu khá khắt khe về kĩ thuật xây dựng, nhất là kĩ thuật hoàn thiện là quan trọng nhất trong kiểu nhà thái này. Đây là kiểu nhà có phần mái rất cầu kỳ, tuy có độ dốc cao nhưng độ bám lại rất chắc chắn nên những người xây dựng phải có kĩ thuật và tay nghề cao mới có thể thực hiện được.

Đặc biệt là những mẫu biệt thự, nhà nhiều tầng có thể nói càng cao thì việc xây dựng kiểu nhà này sẽ càng khó hơn, thời gian thi công sẽ kéo dài hơn so với mẫu nhà mái thái 1 tầng. Vì vậy để hoàn thành một mẫu nhà này theo mong muốn thì bạn hoàn toàn không thể tránh khỏi việc chi phí bỏ ra sẽ không hề nhỏ.

Tính thẩm mỹ trong kiến trúc nhà mái thái

Chúng ta có thể nhận thấy rằng kiến trúc kiểu nhà mái Thái có sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Việt với kiến trúc Thái làm tôn vinh lên nét đẹp, phong cách và dáng dấp của căn nhà.

Từ những đường nét gờ, phào, chỉ mạnh mẽ vuông vắn đến những chi tiết mềm mại như phào chỉ tạo nên một tổng thể hoàn hảo. Nét đẹp trong kiến trúc kiểu nhà mái thái không chỉ được thể hiện trong những mẫu biệt thự 2 hay 3 tầng mà còn được thể hiện trong những mẫu biệt thự nhà vườn 1 tầng tại các vùng nông thôn.

Kiến trúc nhà mái thái có những ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm nổi bật trong thiết kế kiến trúc mái thái

+ Kiến trúc mái thái sẽ giúp ngôi nhà tôn lên vẻ đẹp nổi bật, sức cuốn hút, thanh thoát, cao ráo.

+ Theo phong thủy, mái thái giúp gia chủ tránh được hiện tượng tích tụ hung khí trong nhà.

+ Nhà mái thái còn có công năng giúp tản nhiệt, chống nắng vào mùa hè và chống thấm dột, ẩm mốc vào mùa đông hay những ngày trời mưa.

+ Có nhiều kiểu dáng, công năng khác nhau để xây dựng kiến trúc nhà mái thái.

Nhà mái thái tồn tại một số nhược điểm

Ngoài những điểm nổi bật mà hình thức nhà mái thái đưa lại thì bên cạnh đó loại nhà này vẫn có những hạn chế nhất định khi thi công. Vậy hạn chế của nhà mái thái là gì?

– Nhà mái thái được thi công tỉ mỉ, chi tiết. Sau một thời gian sử dụng bạn cần thi công mái thái lại. Việc này khá khó khăn và mất khá nhiều thời gian bởi nhà mái thái có nhiều chi tiết tỉ mỉ.

– Chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn bình thường. Lí do nhà mái thái đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao.

– Do đó, kiến trúc nhà mái thái 2 tầng đẹp có thể ngang bằng với khi xây dựng ngôi nhà 3 tầng mẫu nhà bình thường khác.

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Lợp ngói mái Thái cần lưu ý những vấn đề gì?

Trước khi thi công lợp ngói mái thái, bạn nên đo đạc và tính toán thật chuẩn trước khi thi công. Độ dốc đẹp nhất cho kiểu nhà này tầm 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.

Với những nhà mái có độ dốc 45 độ có thể lựa chọn mái ngói có đội xuôi từ 10 cho đến 15m. Tốt nhất bạn nên lợp một hàng dưới thật chuẩn sau đó lợp dần lên trên.

Để lợp ngói chuẩn bạn lợp từ phải sang trái và từ dưới lên trên. Chú ý khoảng cách của các ngói đều vừa đủ. Không được khít quá hay cách xa quá.

Trong quá trình lợp ngói nên cẩn thận khi bước trên ngói. Nhằm tránh vỡ ngói và mất an toàn cho người lợp.

Sau khi lợp xong thì nên vệ sinh cho mái. Lấy khăn lau chùi mái khi đã hoàn thành xong. Để mái thái được đẹp cũng như bảo vệ tốt cho mái bạn có thể dùng sơn quét cho mái nhé.

Những công trình mái thái đẹp đẳng cấp hiện nay

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Biệt thự tân cổ điển 2 tầng có tầng bán hầm BT18055

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Thiết kế biệt thự Pháp 3 tầng 2 mặt tiền BT18063

 

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Mẫu nhà kiểu pháp hiện đại mặt tiền 9m BT18036

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Biệt thự mái thái 3 tầng tân cổ điển BT18020

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Mẫu biệt thự nhà vườn 1 tầng 4 phòng ngủ đẹp BT21010

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Mẫu biệt thự 3 tầng mái thái mặt tiền 9m BT18029

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Mẫu nhà biệt thự vườn 1 tầng đẹp BT2210

Kiến trúc nhà mái thái: Đặc trưng, ưu nhược điểm và các công trình nổi bật

Mẫu biệt thự nhà vườn 1 tầng mái thái BT2140

Hồ sơ thiết kế bản vẽ nhà đơn giản mái thái bao gồm:

+ Bản vẽ chi tiết kiến trúc và phối cảnh ngoại thất 3D

+ Bản vẽ kết cấu công trình

+ Bản vẽ hệ thống ME (Điện – Nước – Điều hòa – Thông gió – An ninh…)

+ Dự toán công trình: chi tiết chi phí xây dựng – Tổng mức đầu tư

Các kiến trúc sư tại Kiến Dương có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà ở với kiến thức chuyên môn và gu thẩm mỹ nghệ thuật cao cam kết sẽ sáng tạo hết mình mang lại không gian sống lý tưởng nhất cho bạn và gia đình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết:

Email: kienduong.jscvn@gmail.com

Hotline: 0981.004.369

Fanpage: Kiến trúc Kiến Dương

5/5 (1 Review)

Phần mềm dự toán công trình và báo giá thiế kế nhà trọn gói

Xem hướng nhà

Năm sinh gia chủ

Hướng nhà

Xem tuổi xây dựng

Năm sinh gia chủ

Năm xây dựng

Đối tác

ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ 5 CÔNG TY THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

Hotline: 0981.004.369
Kiến trúc Kiến Dương