• Trang chủ
  • Tin tức
  • Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Kiến trúc tân cổ điển được gọi là một trong những phong cách kiến trúc có “tuổi thọ” dài nhất hiện nay. Chúng trường tồn theo thời gian, mặc cho sự lên ngôi hay suy giảm của những loại hình nhà ở khác. Phong cách tân cổ điển thực sự mang một sức hấp dẫn khó cưỡng bởi sự đẳng cấp, sang trọng, bề thể ẩn sau những đường nét, chi tiết hoa văn tinh xảo mà gia chủ khó bắt gặp ở những phong cách kiến trúc khác.
Không chỉ kế thừa những tinh hoa đẹp nhất của kiến trúc cổ điển mà nó còn tiếp thu những cái mới, cách tân từ xã hội hiện đại nên mang lại vẻ đẹp hoài cổ nhưng không kém phần đặc sắc, mới lạ. Đó chính là một trong những lý do khiến nhiều gia chủ quyết định lựa chọn phong cách kiến trúc này cho tổ ấm hạnh phúc tương lai của mình.

Vậy kiến trúc tân cổ điển là gì? Bắt nguồn từ đâu và đặc trưng nổi bật là gì? Các công trình có 1-0-2 của loại hình kiến trúc này ra sao? Cùng Kiến Dương vén màn bí ẩn ngay trong bài viết dưới đây nhé!.

Nguồn gốc, sự hình thành, phát triển của kiến trúc tân cổ điển

Kiến trúc tân cổ điển là gì?

Kiến trúc tân cổ điển có tên tiếng Anh Neoclassical Architecture là sự hồi sinh của kiến trúc cổ điển từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỉ 19. Nếu kiểu kiến trúc Phục Hưng bắt nguồn từ Tuscany của Ý vào thế kỷ 14 với tư tưởng phục dựng lại thời kỳ Hy Lạp cổ đại thì kiến trúc tân cổ điển có đặc trưng nổi bật bởi quy mô, hình khối và chủ yếu là thức cột Doric gây ấn tượng mạnh. Theo Bách Khoa toàn thư Britannica, hương vị mới của sự đơn giản cổ xưa đã đánh bại sự thái quá của phong cách Rococo vốn nặng về trang trí rườm rà.

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Trang architecture.com có giải thích thêm “Tỷ lệ, tính đối xứng và mối quan hệ giữa các bộ phận riêng lẻ với tổng thể cũng là đặc trưng cho chủ nghĩa này. Có thể mô tả một tòa nhà theo trường phái cổ điển là dựa vào tỷ lệ của nó”.

Như vậy, ta có thể rút ra một định nghĩa dễ hiểu nhất về khái niệm kiến trúc tân cổ điển như sau: đây là loại hình kiến trúc có sự phối kết hợp giữa kiến trúc cổ điển và kiến trúc hiện đại. Phong cách kiến trúc này nhấn mạnh vào vẻ đẹp của các bức tường hơn là sự phối hợp màu sắc sáng tối thường thấy trong những phong cách thiết kế khác.

Nguồn gốc của kiến trúc tân cổ điển

Phong cách kiến trúc biệt thự tân cổ điển có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của La Mã, Hy Lạp, Phục Hưng, Baroque và chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 18 – thế kỷ 19.

Vào giữa thế kỷ 18, phong trào kiến trúc này nổ ra và có sự ảnh hưởng lớn của kiến trúc cổ điển và Hy Lạp cổ đại. Kiến trúc tân cổ điển bắt đầu từ những năm 1750. Trong các công trình kiến trúc, người ta tìm thấy có các thức cột cơ bản (Doric, Ionic, Corinth), đó là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng.

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Phong cách tân cổ điển làm sống lại những hình ảnh mang hơi thở Âu – Mỹ thông qua nghệ thuật tạo hình kiến trúc đặc trưng, đơn giản hóa kiến trúc cổ điển, lấy những bức tường, hàng cột làm trọng tâm và làm nổi bật bản chất chi tiết của bộ phận đó. 

Các hoa văn điêu khắc được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng. Các tác phẩm điêu khắc phù điêu là các điểm nhấn được đặt trên bề mặt phẳng và có xu hướng hạn chế khung, hoa văn trong những trụ gạch dạng viên hoặc các mảng tường. Hình khối kiến trúc cân đối và được biến tấu đa dạng hơn về không gian để phù hợp với từng chức năng sử dụng. 

Ngay sau khi hình thành trào lưu kiến trúc tân cổ điển đã lan rộng ra khắp Châu Âu và lan cả sang Bắc Mỹ với rất nhiều công trình nổi tiếng và được ứng dụng trong thiết kế những tòa nhà chính phủ hay thiết kế biệt thự riêng cho những nhân vật nổi tiếng như là:

 – Thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian 

– Biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng của kiến trúc Anh 

– Bảo tàng Altes tại Berlin, Đức

– Nhà hát Red Army tại Moscow, Nga

Sự hình thành và phát triển

Tân cổ điển được du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh cả nước ta bị thực dân Pháp xâm lược gần 100 năm. Chính vì vậy, khi vào nước ta, các công trình nhà ở, biệt thự không còn được nguyên bản mà cải biến, cách tân hợp lý cho phù hợp với điều kiện khí hậu, nền văn hóa. Từ đó, hình thành nên phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine Architecture) hay kiến trúc thuộc địa Pháp (French Colonial).

Các công trình tiêu biểu được xây dựng theo phong cách này có thể kể đến như những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại: Phủ Chủ tịch (trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902), nhà Khách chính phủ (1919),…

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Giai đoạn sau Giải phóng và thống nhất đất nước, một lượng lớn “du học sinh”, “nghiên cứu sinh” có cơ hội được sang Nga, các nước Đông Âu hay Hoa Kỳ rồi trở về xây dựng, theo ý kiến chủ quan thì đây có lẽ là lý do chính mà tân cổ điển được thịnh hành trở lại sau đổi mới.

Mặc dù vẫn có nhiều công trình theo phong cách hiện đại nhưng việc Nhà nước khuyến khích xây dựng nhà ở tư nhân mà không có một chỉ dẫn cụ thể hay ban hành quy chuẩn, những mẫu biệt thự đẹp được tinh giản hóa dần vẫn mang hơi hướng cổ điển nhưng tiêu chuẩn về tỷ lệ, không gian, vật liệu dường như không còn được như nguyên bản.

Xu hướng trường phái kiến trúc tân cổ điển tại nước ta hiện nay

Tại Việt Nam, những năm gần đây thiết kế kiến trúc theo phong cách tân cổ điển đang làm mưa làm gió trên thị trường và chiếm trọn trái tim của các kiến trúc sư bởi vẻ đẹp “lai Tây” của nó, từ đường nét uốn lượn, hoa văn, màu sắc cho đến cách bố trí đều không thể chê vào đâu được.

Điển hình là những công trình lớn như các tòa nhà quốc hội cấp thành phố và cấp quốc gia, hay những chung cư cao cấp bậc nhất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như The Garden, Royal City hay Penthouse Vincom…

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Khi đề cập đến phong cách kiến trúc tân cổ điển, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ đến một không gian kiến trúc vô cùng sang trọng, lộng lẫy và xa hoa, đầy quyến rũ.

Các thiết kế biệt thự tân cổ điển luôn chạm đến trái tim của tất cả các khách hàng qua vẻ đẹp từ kiến trúc thiết kế lẫn công năng sử dụng.

Những bản vẽ thiết kế biệt thự đẹp dù đó là biệt thự 1 tầng, biệt thự 2 tầng, biệt thự 3 tầng… thì phong cách tân cổ điển vẫn luôn đi liền với các chi tiết hoa văn tinh tế, sắc sảo tại phần cột nhà hay việc tạo hình trên các bức tường bên ngoài.

Tất cả các chi tiết đều được tính toán, lựa chọn một cách vô cùng kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Vì thế mà các mẫu biệt thự tân cổ điển luôn thể hiện được sự giàu có, vị thế cũng như phong cách, đẳng cấp của gia chủ.

Trong những năm gần đây, các mẫu thiết kế kiến trúc tân cổ điển Pháp hay những công trình theo phong cách này nói chung đang làm mưa làm gió và chiếm trọn cảm tình của các nhà thiết kế, kiến trúc sư bởi vẻ đẹp “lai Tây” với những hoạ tiết nhẹ nhàng, đơn giản của nó.

Từ đây, có thể nói rằng, thiết kế biệt thự mang phong cách tân cổ điển chính là sự dung hoà, kết nối, phát triển tốt nhất của tinh hoa giữa hai phong cách thiết kế kiến trúc trái ngược hoàn toàn, đó là kiến trúc cổ điển xưa cũ và kiến trúc hiện đại tân thời.

Những công trình kiến trúc tân cổ điển ấn tượng tại Kiến Dương

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Nhà 2 tầng tân cổ điển hiện đại, tiện nghi BT2251

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển kiểu pháp BT2248

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Chiêm ngưỡng mẫu biệt thự tân cổ điển đẹp 2 tầng BT2236

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Biệt thự tân cổ điển 4 tầng tại Bình Dương BT2245

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Nhà biệt thự tân cổ điển đẹp mái mansard BT2234

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Biệt thự 2 tầng mái nhật tân cổ điển BT2233

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Nhà vườn 1 tầng tân cổ điển 5 phòng ngủ BT2141

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Mẫu biệt thự 3 tầng lý tưởng cho đất mặt tiền 11m BT2109

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Biệt thự tân cổ điển 2 mặt tiền 3 tầng BT2040

Kiến trúc tân cổ điển: Nguồn gốc, đặc điểm và các công trình ấn tượng

Biệt thự tân cổ điển 2 tầng có tầng bán hầm BT18055

Hồ sơ thiết kế bản vẽ nhà theo kiến trúc tân cổ điển bao gồm:

+ Bản vẽ chi tiết kiến trúc và phối cảnh ngoại thất 3D

+ Bản vẽ kết cấu công trình

+ Bản vẽ hệ thống ME (Điện – Nước – Điều hòa – Thông gió – An ninh…)

+ Dự toán công trình: chi tiết chi phí xây dựng – Tổng mức đầu tư

Các kiến trúc sư tại Kiến Dương có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà ở với kiến thức chuyên môn và gu thẩm mỹ nghệ thuật cao cam kết sẽ sáng tạo hết mình mang lại không gian sống lý tưởng nhất cho bạn và gia đình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết:

Email: kienduong.jscvn@gmail.com

Hotline: 0981.004.369

Fanpage: Kiến trúc Kiến Dương

0/5 (0 Reviews)

Phần mềm dự toán công trình và báo giá thiế kế nhà trọn gói

Xem hướng nhà

Năm sinh gia chủ

Hướng nhà

Xem tuổi xây dựng

Năm sinh gia chủ

Năm xây dựng

Đối tác

ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ 5 CÔNG TY THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

Hotline: 0981.004.369
Kiến trúc Kiến Dương